Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Cô gái Ê đê trốn mẹ đi tìm cái chữ cho buôn làng

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Đó là cô là H Mai Trang, giáo viên trường Tiểu học Quang Trung xã Đắc Plao. Để trở thành sinh viên trường Trung cấp Sư phạm Đà Lạt cô gái trẻ ở xã Đắc Plao, huyện Đắc Nông, tỉnh Lâm Đồng ngày ấy đã trốn mẹ vượt 30 km đường rừng đến lớp...



Đó là cô là H Mai Trang, giáo viên trường Tiểu học Quang Trung xã Đắc Plao. Để trở thành sinh viên trường Trung cấp Sư phạm Đà Lạt cô gái trẻ ở xã Đắc Plao, huyện Đắc Nông, tỉnh Lâm Đồng ngày ấy đã trốn mẹ vượt 30 km đường rừng đến lớp...
H Mai Trang sinh ra trong một gia đình người Ê đê nghèo nhất buôn làng thời ấy. Năm Trang 11 tuổi không may người bố qua đời. Khi ấy 5 người em của Trang vẫn còn nhỏ dại. Từ bé, H Mai Trang đã nổi tiếng khắp buôn làng là một học sinh ngoan ngoãn học giỏi. Là con gái lớn trong gia đình, Trang phải nghỉ học để theo mẹ vào nương vào rẫy trồng cây ngô cây sắn để nuôi các em. Cô H Mai Trang nhớ lại: “Ngày đó dù rất muốn đi học nhưng vì nhà nghèo, lại chỉ có mình mẹ nên tôi phải bỏ học để giúp mẹ nuôi em”.
Cô gái Ê đê trốn mẹ đi tìm cái chữ cho buôn làng
Cô H Mai Trang về dự ĐH chiến sĩ thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 8 tại Hà Nội. ( Ảnh: Phạm Thịnh).
Dù đã thôi học nhiều năm nhưng Trang khao khát được đi học trở lại. Khi trường Trung cấp Sư phạm Đà Lạt có thông báo tuyển học sinh đi học để về dạy chữ cho buôn làng Trang đăng ký liền nhưng khi Trang trình bày ý định, mẹ cô một mực phản đối.
Sau nhiều đêm nằm suy nghĩ, Trang quyết tâm trốn gia đình đi học cái chữ. Cô tâm sự: “Tôi cảm thấy rất buồn vì mẹ không cho đi học. Vì vậy tôi đã sắp xếp quần áo trốn mẹ để đi học trường trung cấp sư phạm”.
Gần tới ngày đi học, Trang phải lén lút mượn tiền của bà con hàng xóm để làm lộ phí. Trước đó Trang đi làm thuê cho những nhà giàu trong buôn lấy tiền mua 2 bộ quần áo mới đi học. Trong túi không có đủ tiền bắt xe, cô đành đi bộ xuyên rừng hơn 30 km đến trường. “Ngày đó đường giao thông chưa được thuận tiện như bây giờ. Tôi phải đi bộ qua những cánh rừng già để tới trường. Biết là nguy hiểm nhưng vì khao khát muốn được đi học nên tôi không sợ”, cô tâm sự.
Với tài sản là 2 bộ quần áo mới mua, Trang dùng để thay đổi trong cả tuần. Tối đến, không như các bạn trong lớp có quần áo ấm cô thường co ro ngồi học bài trong cái lạnh đến run người ở Đà Lạt. Mỗi khi nhận được học bổng, Trang lại cất cẩn thận để cuối tháng đem về giúp mẹ.
Hàng tuần, khi đi bộ về nhà xuyên qua các cánh rừng già Tây Nguyên, Trang thường chặt dây mây đem về bán. “Mỗi tuần tôi thường bán được 5 nghìn tiền dây mây cho những người trong buôn. Thế là tôi lại có tiền giúp mẹ. Một mình thường xuyên đi rừng nên đã có khi các chiến sĩ bộ đội biên phòng đã lầm tưởng tôi là … giặc. Sau khi điều tra, biết tôi phải đi bộ tới trường thì các anh còn giúp đưa tôi về tận nhà”, Trang nhớ lại.
Đến giờ các thầy cô ở trường Trung cấp Sư phạm Lâm Đồng vẫn còn nhớ hình ảnh một học sinh nhỏ nhắn có năng khiếu hát múa tham gia nhiệt tình vào các hoạt động ở trường. Trang kể, có cô lần còn được đoàn làm phim mời tham gia đóng phim ở đài khí tượng Lâm Đồng.
Cô gái Ê đê trốn mẹ đi tìm cái chữ cho buôn làng
Cô H Mai Trang trao đổi cùng các đại biểu tham dự đại hội (Ảnh: Phạm Thịnh).
Vốn có năng khiếu về các hoạt động văn nghệ, ngoài chuyên môn giảng dạy cô Trang còn phụ trách công tác đội của nhà trường. Vì vậy, 6 năm liền Trang đều đạt thành tích xuất sắc về công tác đội.
Cô tâm sự: “Ở trường tôi, đường xá giao thông cũng như cơ sở vật chất còn rất khó khăn. Đồ dùng dạy học cũng không có, trình độ hiểu biết của người dân cũng không cao, trong đó lại có học sinh dân tộc Mông không biết nói tiếng phổ thông khiến việc dạy rất khó khăn. Học sinh nào không hiểu tiếng phổ thông thì tôi lại phải học thêm tiếng dân tộc để giải thích thêm”.
Trang tự hào chia sẻ: “Cũng nhờ việc vận động học sinh đồng bào dân tộc tới trường mà hiện nay toàn xã Đắc Plao 100% các hộ đã tái định cư theo chủ chương của nhà nước. Phần lớn các gia đình đều muốn con em họ học được cái chữ”.
Để thuyết phục các em học sinh dân tộc đến trường, cô nêu các tấm gương anh chị trong buôn làng nhờ học hành mà giờ đã trở thành bí thư, phó bí thư ở huyện, ở xã.
Không chỉ là một giáo viên dạy giỏi, gia đình cô Trang còn là hộ sản xuất kinh tế giỏi của huyện. Hiện tại, gia đình cô còn trồng cà phê, nuôi bò, nuôi dê… để cải thiện kinh tế gia đình. Hàng năm, số tiền lãi gia đình cô thu được lên tới hàng trăm triệu đồng.
Theo VTC


Nguồn: http://www.zing.vn

----------$$--------------o0o--------------------$$-------------------- 

web24h.com.vn tin tuc, nguoi depkinh doanh websiteĐịa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
web24h.com.vn xem tv web24h
LIÊN HỆ QUẢNG CÁO web 24h trang tin tuc, thông tin, mua bán,..
Địa chỉ: CVPM Quang Trung - Q.12 - Tp.HCM - Điện thoại: 098.5051.552

Website: www.web24h.com.vn - Email: phuchiep113@gmail.com
web24h.com.vn the gioi nguoi dep
http://ngoisao24h.comWEB 24H: trang Thông Tin, Giải Trí, Tin  Tức.. : NGHE NHẠC,  XEM TV ONLINE: VTC,HTV, HBO, ESPN, BÓNG ĐÁ ANH, MUA BÁN, NGƯỜI ĐẸP, HOA HẬU,GAME,  XEM NICK CHAT, CUA HANG 24H, TẠP CHÍ 24H, ĐẮC NÔNG, TIN THỂ THAO,CA SỸ NGÔ VỸ HẰNG, SHOP KINH DOANH, MU, DIỄN ĐÀN, VIDEO
web24h.com.vn tin tuc, nguoi dep









TAGS: WEB 24H, NGOI SAO 24H, SAO24H, CUA HANG 24H, KINH DOANH WEBSITE, SHOP KINH DOANH, XEM NICK YAHOO, XEM NICH CHAT, TAP CHI 24H, SHOP VIET, SHOP KINH DOANH, NGO VY HANG, CA SY, DAK NONG, DAC NONG, GIA NGHIA, WEB24H, WEB 24H, 2SAO, VNN, VIET NAM NET, ELLY TRAN, HOA HAU, HOT GIRL, NGUOI DEP, CANH NONG, CHUYEN LA, SAO HAN, SAO VIET DEP NHAT, SAO XAU NHAT, DIEN VIEN, THOI TRANG, CONG NGHE, TAM SU, BAN TRE CUOC SONG, XEM TV WEB24H, XEM TRUYEN HINH, BONG DA 24H, GAME WEB24H, NHAC WEB 24H, CHUYEN LA 24H, CUOI 24H, CUA HANG NET, THIET KE WEB,...
Tin liên quan
XEM TRÊN MOBILE

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

300x250