Những điều teen nên làm trước kì nghỉ Tết
Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011
Các bạn đang rục rịch mua sắm quần áo chuẩn bị Tết. Điểm đến nào được tụi mình chọn làm điểm dừng chân?
Đừng quá lo lắng, trước khi chuẩn bị bắt tay vào thực hiện kế hoạch, hãy đọc kĩ 10 điều sau.
1. Ưu tiên làm trước bài tập
Bạn thường cho rằng sau Tết sẽ thích hợp để làm bài tập hơn, nhưng nó không đảm bảo mức độ chất lượng vì bạn vẫn còn muốn vui chơi cùng gia đình, bạn bè. Đó là chưa kể, sau Tết là khoảng thời gian khá gấp rút, bạn không thể hoàn thành hết các bài tập trong tâm trạng chán chường, mệt mỏi.
Do vậy, từ 23 đến 27 âm lịch là thời điểm tốt nhất (vì bạn còn trong tâm trạng háo hức, vui vẻ) để làm nốt các công việc cuối năm. Bạn có thể học nhóm cùng bạn bè hoặc đan xen giữa học và giải trí. Xong bài tập, đảm bảo bạn sẽ có vô số kế hoạch và động lực khác để làm. Thử tưởng tượng, mùng 1 Tết mà cứ thở dài khi nghĩ đến một núi bài tập chưa hoàn thành thì còn gì thú vị, phải không nào!
2. Không nên ôm đồm công việc quá nhiều
Mẹ nhờ bạn giặt giùm chăn màn, bạn đồng ý; ba bảo bạn tưới hết mấy chậu hoa và nhặt lá để cây mai ra hoa, bạn vui vẻ nhận lời; ông bà nhờ bạn mua vài thứ lặt vặt, đồng thời dọn dẹp nhà cửa, bạn gật đầu nốt…
Để rồi khi bạn bè rủ bạn đi dạo phố hay họp mặt để chuẩn bị cho những buổi đi chơi sắp tới thì bạn lại bỏ hết cả công việc được giao… Khi việc chồng lên việc thì bạn không biết bắt đầu từ đâu, việc căng thẳng là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, nên tránh “hứa trước” và nhận làm việc khác khi việc hiện tại bạn chưa làm xong.
3. Đi chơi cùng bạn bè khi nào xong việc nhà
Trong khi ba mẹ rất cần bạn giúp đỡ những việc lặt vặt trong nhà, thì bạn lại đi chơi cùng bạn bè, liệu tâm trạng bạn khi đi như vậy có thoải mái không? Phụ giúp ba mẹ xong, sau đó ngoan ngoãn xin phép đi chơi, thử hỏi ba mẹ nào không mỉm cười đồng ý? Hơn nữa, việc đi chơi cùng bạn bè có thể thực hiện vào những ngày Tết, cần ưu tiên những việc quan trọng hơn, bạn nhỉ?
4. Mua sắm có kế hoạch
Nhiều bạn mang tư tưởng “cứ tiêu xài đi đã, rồi từ từ sẽ có “tiền lì xì” bù vào, lo gì. Hoàn toàn sai lầm. Bạn có thể sẽ bị “cháy túi” trước Tết, thậm chí tiền lì xì chẳng đủ bù vào số tiền bạn đã chi xài một cách thoải mái trước đó.
Do vậy, nên lên một bản danh sách cụ thể các thứ buộc phải mua (chẳng hạn như quần áo, giày dép, túi xách…) và cắt giảm những món không cần thiết phải mua (nếu chiếc điện thoại hiện tại của bạn vẫn đang dùng tốt thì tại sao lại phải mua chiếc khác mới hơn với những chức năng tương tự?)
5. Hạn chế ăn uống thả phanh
Trước Tết, hẳn ở nhà bạn luôn có một “kho dự trữ lương thực” nhất định, vậy nên việc ăn uống không kiểm soát rất dễ xảy ra. Điều này nên hạn chế vì chưa Tết mà đã nổi mụn trên mặt hay bị tăng cân thì chẳng còn hứng thú vui chơi nữa rồi.
Ăn uống điều độ, hợp lý, tránh những món quá ngọt, quá nóng hoặc các loại nước có ga bạn nhé! Ta có thể “dễ tính” với bản thân vào những ngày Tết, nhưng trước Tết thì phải “quyết tâm” tí xíu để có một sức khỏe tốt chứ!
6. Bài bạc trước Tết – không nên chút nào
Khá nhiều teen thích Tết là vì họ có thể tự do thoải mái “đỏ đen” mà không bị người lớn than phiền. Cộng thêm tư tưởng “tiền lì xì đâu phải tiền của mình, cứ chơi tha hồ, sợ gì!”. Nhưng bạn ơi, phụ huynh sẽ không hài lòng chút nào đâu.
Đó là chưa kể, đỏ đen ngày Tết chỉ mang tính chất giải trí, chứ không phải là cơ hội để “hốt bạc”, vì nhiều khi “bạc” đâu không thấy, chỉ thấy chưa đến Tết mà túi tiền cạn veo
7. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ
Trước Tết, công việc nhiều, nên áp lực và sự mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi. Có thể ba mẹ sẽ mắng bạn vài việc linh tinh, hay bạn bè hiểu lầm chuyện gì đó, đôi khi bạn cũng bực tức dù tình huống xảy đến hết sức nhỏ nhặt.
Bạn nè, dù sao đi nữa thì cũng nên để tâm trạng thoải mái và mỉm cười thật nhiều nhé, điều đó không những khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm mà còn làm những người xung quanh bớt căng thẳng hơn đấy. Tết mà, không nên quá nóng nảy, phải không nè!
8. Từ 29 Tết trở đi
Bạn nên giữ gìn sức khỏe, dù thời điểm này mọi việc trong nhà gần như đã được hoàn thành trọn vẹn. Tốt nhất là nên dành thời gian để nghỉ ngơi và tránh hoạt động quá nhiều ở bên ngoài. Bạn cũng nên ngủ sớm và ăn uống đúng giờ để có sức đón giao thừa. Không nên chơi bời quá sức trước Tết để rồi khi mọi người đang vui vẻ vào những ngày đầu năm thì bạn lại uể oải, rã rời vì bị bệnh.
9. Lên kế hoạch trước cho mùng 1, mùng 2, mùng 3
Điều này đặc biệt quan trọng vì bạn sẽ không lãng phí thời gian và có những ngày Tết vui trọn vẹn. Sắp xếp các kế hoạch và dự đoán trước những tình huống có thể xảy ra nhất, Tết năm nay sẽ có ý nghĩa theo cách của bạn. Việc lên kế hoạch trước sẽ giúp bạn cảm thấy bớt lúng túng nếu như một số tình huống không xảy ra như dự định, bạn vẫn có thể thay bằng hoạt động khác.
10. Chuẩn bị sẵn sàng để đón Tết
Thuộc lòng những lời chúc, chuẩn bị trước các trang phục để mặc, sắp xếp bánh mứt để đón khách, tìm một chiếc túi thật xinh để đựng…tiền lì xì. Nào, mọi thứ đã sẵn sàng, cùng chuẩn bị đón một năm mới thật hoành tráng và thú vị!
Theo Mực tím
Nguồn: http://www.dantri.com.vnĐừng quá lo lắng, trước khi chuẩn bị bắt tay vào thực hiện kế hoạch, hãy đọc kĩ 10 điều sau.
1. Ưu tiên làm trước bài tập
Bạn thường cho rằng sau Tết sẽ thích hợp để làm bài tập hơn, nhưng nó không đảm bảo mức độ chất lượng vì bạn vẫn còn muốn vui chơi cùng gia đình, bạn bè. Đó là chưa kể, sau Tết là khoảng thời gian khá gấp rút, bạn không thể hoàn thành hết các bài tập trong tâm trạng chán chường, mệt mỏi.
Do vậy, từ 23 đến 27 âm lịch là thời điểm tốt nhất (vì bạn còn trong tâm trạng háo hức, vui vẻ) để làm nốt các công việc cuối năm. Bạn có thể học nhóm cùng bạn bè hoặc đan xen giữa học và giải trí. Xong bài tập, đảm bảo bạn sẽ có vô số kế hoạch và động lực khác để làm. Thử tưởng tượng, mùng 1 Tết mà cứ thở dài khi nghĩ đến một núi bài tập chưa hoàn thành thì còn gì thú vị, phải không nào!
2. Không nên ôm đồm công việc quá nhiều
Mẹ nhờ bạn giặt giùm chăn màn, bạn đồng ý; ba bảo bạn tưới hết mấy chậu hoa và nhặt lá để cây mai ra hoa, bạn vui vẻ nhận lời; ông bà nhờ bạn mua vài thứ lặt vặt, đồng thời dọn dẹp nhà cửa, bạn gật đầu nốt…
Để rồi khi bạn bè rủ bạn đi dạo phố hay họp mặt để chuẩn bị cho những buổi đi chơi sắp tới thì bạn lại bỏ hết cả công việc được giao… Khi việc chồng lên việc thì bạn không biết bắt đầu từ đâu, việc căng thẳng là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, nên tránh “hứa trước” và nhận làm việc khác khi việc hiện tại bạn chưa làm xong.
3. Đi chơi cùng bạn bè khi nào xong việc nhà
Trong khi ba mẹ rất cần bạn giúp đỡ những việc lặt vặt trong nhà, thì bạn lại đi chơi cùng bạn bè, liệu tâm trạng bạn khi đi như vậy có thoải mái không? Phụ giúp ba mẹ xong, sau đó ngoan ngoãn xin phép đi chơi, thử hỏi ba mẹ nào không mỉm cười đồng ý? Hơn nữa, việc đi chơi cùng bạn bè có thể thực hiện vào những ngày Tết, cần ưu tiên những việc quan trọng hơn, bạn nhỉ?
Nhiều bạn mang tư tưởng “cứ tiêu xài đi đã, rồi từ từ sẽ có “tiền lì xì” bù vào, lo gì. Hoàn toàn sai lầm. Bạn có thể sẽ bị “cháy túi” trước Tết, thậm chí tiền lì xì chẳng đủ bù vào số tiền bạn đã chi xài một cách thoải mái trước đó.
Do vậy, nên lên một bản danh sách cụ thể các thứ buộc phải mua (chẳng hạn như quần áo, giày dép, túi xách…) và cắt giảm những món không cần thiết phải mua (nếu chiếc điện thoại hiện tại của bạn vẫn đang dùng tốt thì tại sao lại phải mua chiếc khác mới hơn với những chức năng tương tự?)
5. Hạn chế ăn uống thả phanh
Trước Tết, hẳn ở nhà bạn luôn có một “kho dự trữ lương thực” nhất định, vậy nên việc ăn uống không kiểm soát rất dễ xảy ra. Điều này nên hạn chế vì chưa Tết mà đã nổi mụn trên mặt hay bị tăng cân thì chẳng còn hứng thú vui chơi nữa rồi.
Ăn uống điều độ, hợp lý, tránh những món quá ngọt, quá nóng hoặc các loại nước có ga bạn nhé! Ta có thể “dễ tính” với bản thân vào những ngày Tết, nhưng trước Tết thì phải “quyết tâm” tí xíu để có một sức khỏe tốt chứ!
6. Bài bạc trước Tết – không nên chút nào
Khá nhiều teen thích Tết là vì họ có thể tự do thoải mái “đỏ đen” mà không bị người lớn than phiền. Cộng thêm tư tưởng “tiền lì xì đâu phải tiền của mình, cứ chơi tha hồ, sợ gì!”. Nhưng bạn ơi, phụ huynh sẽ không hài lòng chút nào đâu.
Đó là chưa kể, đỏ đen ngày Tết chỉ mang tính chất giải trí, chứ không phải là cơ hội để “hốt bạc”, vì nhiều khi “bạc” đâu không thấy, chỉ thấy chưa đến Tết mà túi tiền cạn veo
7. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ
Trước Tết, công việc nhiều, nên áp lực và sự mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi. Có thể ba mẹ sẽ mắng bạn vài việc linh tinh, hay bạn bè hiểu lầm chuyện gì đó, đôi khi bạn cũng bực tức dù tình huống xảy đến hết sức nhỏ nhặt.
Bạn nè, dù sao đi nữa thì cũng nên để tâm trạng thoải mái và mỉm cười thật nhiều nhé, điều đó không những khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm mà còn làm những người xung quanh bớt căng thẳng hơn đấy. Tết mà, không nên quá nóng nảy, phải không nè!
8. Từ 29 Tết trở đi
Bạn nên giữ gìn sức khỏe, dù thời điểm này mọi việc trong nhà gần như đã được hoàn thành trọn vẹn. Tốt nhất là nên dành thời gian để nghỉ ngơi và tránh hoạt động quá nhiều ở bên ngoài. Bạn cũng nên ngủ sớm và ăn uống đúng giờ để có sức đón giao thừa. Không nên chơi bời quá sức trước Tết để rồi khi mọi người đang vui vẻ vào những ngày đầu năm thì bạn lại uể oải, rã rời vì bị bệnh.
9. Lên kế hoạch trước cho mùng 1, mùng 2, mùng 3
Điều này đặc biệt quan trọng vì bạn sẽ không lãng phí thời gian và có những ngày Tết vui trọn vẹn. Sắp xếp các kế hoạch và dự đoán trước những tình huống có thể xảy ra nhất, Tết năm nay sẽ có ý nghĩa theo cách của bạn. Việc lên kế hoạch trước sẽ giúp bạn cảm thấy bớt lúng túng nếu như một số tình huống không xảy ra như dự định, bạn vẫn có thể thay bằng hoạt động khác.
10. Chuẩn bị sẵn sàng để đón Tết
Thuộc lòng những lời chúc, chuẩn bị trước các trang phục để mặc, sắp xếp bánh mứt để đón khách, tìm một chiếc túi thật xinh để đựng…tiền lì xì. Nào, mọi thứ đã sẵn sàng, cùng chuẩn bị đón một năm mới thật hoành tráng và thú vị!
Theo Mực tím
Tin liên quan
XEM TRÊN MOBILE
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét